Apple với Samsung, Nike với Adidas, Coca-Cola với Pepsi – là những cặp thương hiệu “đối thủ” đã tồn tại từ rất lâu.
Số lượng người dùng không hề nhỏ của từng thương hiệu luôn đứng ra bảo vệ cho thương hiệu mà họ hay dùng. Các bên cũng có những nỗ lực liên tục để tăng số lượng người ủng hộ nhiều hơn.
Steve đã nói – “Nước đường!” và điều đó đúng vì thành phần của Coca-Cola và Pepsi là như nhau, công thức là như nhau. Vậy điều khác biệt để tạo ra sự ủng hộ mạnh mẽ đến mức người dùng sẵn sàng bảo vệ lập trường của mình bằng bất cứ giá nào, là gì?
Coca-Cola và Pepsi bắt đầu với hai logo không quá khác biệt về phong cách. Tuy nhiên, Coca-Cola từ lâu đã trở thành một thương hiệu tài tình trong việc tạo dựng cảm xúc, mặt khác, Pepsi lại là nguồn cảm hứng cho âm nhạc, đôi khi là sự hài hước. Samsung đã từng thử nhiều ý tưởng bao gồm cả việc sử dụng điện thoại như một PC đầy đủ chức năng, còn Apple vẫn đứng vững như một thương hiệu di động “sáng tạo”.
Thương hiệu, không như công nghệ, đại diện cho nguyên tắc tổ chức của các doanh nghiệp toàn cầu. Các thương hiệu cũng đã nhận thấy nhu cầu quan trọng nhất của xã hội thế kỷ 21 là giá trị cảm xúc; và toàn cầu hóa là điều mà người dùng cần các thương hiệu đạt được để đem lại nhiều giá trị cho họ hơn. ~ Wally Olins
Để minh chứng sự khác biệt giữa logo và thương hiệu, dưới đây là một số so sánh logic nhằm minh họa vai trò riêng biệt của chúng để khi bạn tạo dựng một doanh nghiệp mới hoặc giúp một doanh nghiệp phát triển, bạn có kiến thức về các cơ hội, khả năng, cũng như có thể mang lại lợi thế kinh doanh cho thương hiệu đó.
Những khác biệt nào thường được công nhận?
Thương hiệu giống như một con người và logo giống như đồng phục mà nó mặc! Vaibhav Gera
Đây là hai trong số nhiều phản hồi khi tôi đăng status trên Twitter về sự khác biệt giữa logo và thương hiệu.
Logo là biểu trưng đồ họa nhằm thể hiện những cảm nhận mà công ty muốn phô bày. Thương hiệu là nhận thức của tập thể về những trải nghiệm mà thương hiệu đó tạo ra cho khách hàng. Kapil
Nó không chỉ là quan điểm của nhà sáng lập, của các bên liên quan, của người thường, hay của một sinh viên nào đó… mà là của tất cả mọi người, kể cả các nhà thiết kế – những người luôn cố gắng mang đến những khái niệm rõ ràng.
Một sự khác biệt mà hầu hết đều được đồng ý, ngay cả trong tiềm thức, là giá cả! Một logo nên có giá khoảng $5 trở lên (theo Fiverr). Tuy nhiên, trên thực tế giá trị của nhiều thương hiệu luôn chứa nhiều con số “0” với số tiền chênh lệch là $5,0000,000 trở lên.
Một sự khác biệt song song đó là thời gian – một thứ quan trọng hơn tiền tệ nhiều! Nhà thiết kế logo có thể đưa ra một lựa chọn trong ít nhất 24 giờ. Trong khi một thương hiệu muốn tồn tại lâu dài, ít nhất phải mất khoảng một năm. Đó là 2.920 giờ nếu làm việc 8 giờ mỗi ngày, và không tính ngày nghỉ nào trong năm
Ngoài ra, tạo nên logo là một quá trình dễ dàng và có hơi hướm tự động hóa trong thời đại hiện nay. Google đã đưa ra hàng loạt các công cụ có khả năng thiết kế (tạo) logo. Còn thương hiệu lại cần con người thực hiện qua nhiều tiến trình, nhiều kế hoạch.
Thương hiệu là dư vị cảm xúc còn đọng lại thông qua trải nghiệm, trong thời gian dài nhất có thể.
Bản chất của con người là cảm xúc
Hầu hết các lựa chọn mà mọi người đưa ra trong cuộc sống dựa vào cảm xúc, rất ít khi bằng lí do hợp lí. Họ lấy cảm hứng từ người họ ngưỡng mộ và ghét cay đắng những người hay gièm pha mong muốn của họ.
Một logo và một thương hiệu không khác nhau. Mọi người đều quan tâm, đánh giá, ước muốn, đưa ra ví dụ, tính thẩm mỹ, cảm hứng, tìm kiếm về cả thương hiệu và logo mà họ thích.
Con người là thương hiệu
Một ví dụ đơn giản, bạn bước vào một cuộc họp với lịch trình rõ ràng – để chốt một hợp đồng trị giá 10 triệu đô la. Mayank – CEO, đã chuẩn bị lời phát biểu về vấn đề của công ty. Anh ấy đã chuẩn bị đểtrả lời những câu hỏi và mong đợi đến lượt mình. Trong hai mươi phút, bạn đã chốt thỏa thuận và có thời gian để trò chuyện.
Sau buổi tối hôm đó, bạn muốn chia sẻ sự phấn khích của mình với bạn bè. Ấn tượng của bạn về người CEO ấy. Nhưng bạn không biết bắt đầu bằng cách nào.
Bạn tra Google về Mayank và đưa ra hình ảnh của anh ấy.
Bạn mô tả tính cách của anh ấy – cách nói chuyện và lựa chọn ngôn từ. Bạn cũng đề cập đến chiều cao của anh ấy, đôi mắt màu xanh lá cây sâu thẳm, râu rậm được cắt tỉa cẩn thận và chiếc áo khoác màu nâu gỉ mà anh ấy mặc.
Trong ví dụ trên:
Hình ảnh là logo – dấu hiệu nhận biết trực quan duy nhất.
Mô tả là thương hiệu – dấu hiệu nhận biết tinh thần duy nhất.
Các yếu tố của một thương hiệu
Có rất nhiều yếu tố có thể được tích lũy dưới một thương hiệu, không giới hạn ở – tên, logo, hình dạng, màu sắc, hình ảnh, âm thanh, giá trị, văn hóa, nhận thức, thông điệp, ý kiến, tiếp thị và trong thời đại ngày nay, là cả sự tham gia của truyền thông xã hội.
Ví dụ nhạc chuông của Iphone đã lan tỏa khắp thế giới, chỉ cần âm thanh phát lên, ai cũng sẽ biết đó là nhạc chuông gì.
Còn với Starbucks, có thể đây không phải là hãng cà phê phục vụ tốt nhất trên thế giới, vì tôi không biết số liệu chính xác để xác định cà phê nào là tốt nhất.
Nhưng trong đầu tôi, Starbucks là một nơi an toàn. Một nơi mà tôi thường thưởng thức cà phê tao nhã, một nơi tôi có thể sạc laptop, cũng là nơi cho tôi một giờ wifi miễn phí, nếu không muốn nói là nhiều hơn. Và đảm bảo – nếu cà phê không theo ý thích của tôi, người pha chế sẽ gặp rắc rối thậm chí bị đuổi việc. Họ sẽ lịch sự làm điều mà tôi yêu cầu.
Tất cả những gì tôi nói, đều được suy nghĩ sâu sắc, phân tích và thực hiện một cách cẩn thận, bởi một loạt các thành viên trong nhóm, có lẽ được phân chia trên khắp các châu lục, ở nhiều vai trò và thứ bậc khác nhau, trước khi trải nghiệm thương hiệu.
Khoảnh khắc một chiến dịch, một sản phẩm, hoặc thậm chí là một tin nhắn thông báo dừng lại, đều khiến công sức của những người cố gắng xây dựng thương hiệu để đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng bị đổ vỡ.
Về bản chất, một thương hiệu là danh sách những cam kết “không được nói ra, không được ghi nhận”, của những người trong doanh nghiệp đến mọi người trên thế giới.
Sự khác biệt này đã xuất hiện từ lâu! Không cần phải nhắc lại, logo và thương hiệu đã có sự khác biệt vượt xa hơn cả tên gọi của chúng.
Đặt hàng Thiết kế Logo xin Liên hệ
Vina Logo – Zalo, ĐT: 090.141.8080